Developed by JoomVision.com

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam Trang thông tin điện tử xã Tam Đại - huyện Phú Ninh - tỉnh Quang Nam

Không còn khái niệm "họp bất thường" trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi

Chỉ còn 2 tháng nữa là Luật sửa đổi, bổ sung một số Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương chính thức có hiệu lực. Nhiều điểm mới được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Đề cập đến vấn đề họp bất thường, ở cả Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương đều quy định. Tuy nhiên, đến Luật sửa đổi, bổ sung khái niệm "họp bất thường" đã được sửa đổi thành "họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất hoặc họp chuyên đề".
Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và công tác thi đua, khen thưởng
Theo đó, Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 23 của Luật Tổ chức Chính được sửa đổi, bổ sung theo hướng Chính phủ có thêm một số quyền như:
- Quyết định số lượng biên chế tối thiểu để tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh;
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quy định số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị trực thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ tại Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ
- Chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định phân cấp, ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, bên cạnh việc quyết định phân cấp thì nay theo Luật sửa đổi, bổ sung Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện cả việc ủy quyền.
- Bên cạnh việc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, thì nay bổ sung thêm việc quyết định sáp nhập. Cụ thể: Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, Ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.
Linh hoạt trong tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương
Trước đây, luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định "Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân" thì nay, theo Luật sửa đổi, bổ sung: Chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
Bổ sung tiêu chuẩn đại biểu HĐND và giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp
Theo đó, đại biểu Hội đồng nhân dân có thể mang nhiều quốc tịch, nhưng trong đó phải có quốc tịch Việt Nam. Đây là nội dung mới được bổ sung vào Điều 7 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Với mục tiêu xây dựng một bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu quả, Luật Sửa đổi, bổ sung đã giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp – đây được xem là một trong những điểm đáng chú ý nhất của Luật sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa. Theo đó:
Hội đồng nhân dân tỉnh
Tỉnh miền núi, vùng cao có từ 500.000 dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 500.000 dân trở lên có tối đa 75 đại biểu (trước đó là 85 đại biểu)
Tỉnh còn lại có từ 01 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; từ 01 triệu dân trở lên được bầu không quá 85 đại biểu (trước đó là 95 đại biểu)
Hội đồng nhân dân huyện
Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống được bầu 35 đại biểu; trên 40.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước đó là 40 đại biểu)
Huyện còn lại có từ 80.000 dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; trên 80.000 dân được bầu tối đa 35 đại biểu (trước đó là 40 đại biểu).
Hội đồng nhân dân xã
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 2000 dân trở xuống được bầu 15 đại biểu.
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên 2000 dân đến dưới 3000 dân được bầu 19 đại biểu (trước đó là 20 đại biểu)
Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có 3000 dân được bầu 21 đại biểu; có trên 3000 thì được bầu tối đa 30 đại biểu (trước đó là 35 đại biểu)
Xã còn lại có từ 5000 dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 5000 dân được bầu tối đa 30 đại biểu (trước đó là 35 đại biểu).
Tăng số lượng Phó Chủ tịch của xã loại II nhưng giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, huyện
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã đã được thay đổi, từ 01 Phó Chủ tịch xã đã cho phép tăng lên tối đa 02 Phó Chủ tịch xã đối với xã loại II. Còn xã loại I vẫn có tối đa 02 Phó Chủ tịch xã và xã loại III vẫn chỉ có 01 Phó Chủ tịch xã như Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Luật sửa đổi, bổ sung luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 đã quy định giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, Phó trưởng ban HĐND, cụ thể:
Đối với HĐND tỉnh: Trường hợp Chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách thì có 01 Phó Chủ tịch HĐND. Trường hợp Chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách thì có 02 phó Chủ tịch HĐND.
Tương tự như vậy, đối với các Phó ban HĐND thì trường hợp Trưởng ban hoạt động chuyên trách thì có 1 Phó ban. Trường hợp Trưởng ban hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó ban.
Đối với HĐND cấp huyện: Theo Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì chỉ có 01 Phó Chủ tịch HĐND huyện hoạt động chuyên trách thay vì 02 Phó Chủ tịch HĐND như luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Nguồn: moj.gov.vn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Hình ảnh ngẫu nhiên từ thư viện ảnh

You are here: Home Văn bản chính sách mới Không còn khái niệm "họp bất thường" trong Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi
Green Blue Orange Back to Top